Thời gian niềng răng trung bình từ 1 – 2 năm khiến nhiều bạn gái e ngại về vấn đề có nên niềng răng khi mang thai hoặc niềng răng rồi mang thai có được không? Trong quá trình niềng răng có những công đoạn như chụp X – quang, nhổ răng, siết răng,… liệu có gây ảnh hưởng gì tới sức khỏe của mẹ và bé hay không? Những lo lắng của các bạn gái sẽ được giải đáp ngay trong bài viết này. Cùng theo dõi nhé!
Mục lục
Thực hư việc niềng răng khi mang bầu
Như các bạn đều đã biết, niềng răng là giải pháp khắc phục tình trạng răng bị hô, móm, khấp khểnh, sai lệch khớp cắn,… một cách an toàn và mang lại hiệu quả thẩm mỹ cao. Do đó đây là phương pháp được nhiều người lựa chọn để có hàm răng đều đặn, nụ cười tự tin.
Tuy nhiên thời gian niềng răng thường khá lâu, có thể kéo dài từ 1 – 2 năm. Bên cạnh đó bạn thường xuyên phải tới nha khoa để thăm khám, siết răng. Với nhiều người có công việc bận rộn và phải giao tiếp nhiều khi đeo mắc cài thường sẽ rất e ngại. Chính vì vậy nhiều chị em có suy nghĩ trong thời gian nghỉ thai sản muốn tranh thủ niềng răng để không ảnh hưởng tới việc giao tiếp trong công việc và có thắc mắc liệu có nên niềng răng khi mang bầu hay không?
Niềng răng khi mang thai – Lợi ích và mặt trái
Về bản chất, niềng răng chỉ là phương pháp nắn chỉnh lại vị trí của các răng trên cung hàm bằng việc sử dụng các khí cụ nha khoa giúp mang lại hàm răng đều đặn và có tính thẩm mỹ hơn. Niềng răng không hề xâm lấn cấu trúc răng hoặc làm cho răng bị ảnh hưởng gây tổn thương đến các bộ phận khác như xương hàm, nướu, các mô mềm, dây thần kinh. Nó cũng không chứa hóa chất độc hại gì gây ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và bé. Do đó phụ nữ đang mang thai có thể yên tâm khi niềng răng. Bên cạnh đó với công nghệ hiện đại và tay nghề chuyên môn cao của bác sĩ có thể rút ngắn thời gian niềng cho người phụ nữ cũng như giảm bớt áp lực cho họ trong thời gian đeo niềng.
Tuy nhiên, khi niềng răng thói quen ăn uống sẽ cần điều chỉnh lại. Khi đeo niềng răng phụ nữ mang thai sẽ cần tránh các loại thực phẩm giòn, dai, cứng, cho dù những loại thực phẩm đó có chứa nhiều dinh dưỡng, như các loại hạt, ngũ cốc,…
Một khó khăn khác khi niềng răng trong lúc mang thai là bạn sẽ cần tới nha khoa để thăm khám định kỳ. Điều này có thể là một trở ngại trong những tháng cuối thai kỳ. Nếu bạn không tới nha khoa đúng hẹn, thời gian niềng răng có thể kéo dài hơn và gây ảnh hưởng tới kết quả cuối cùng.
Mang thai có niềng răng được không?
Để đảm bảo sức khỏe, tốt nhất không nên niềng răng khi mang thai vì kế hoạch niềng răng có thể sẽ bao gồm nhổ răng, cắm vis nên sẽ phải sử dụng thuốc tê, giảm đau. Hơn nữa quá trình niềng răng đồng nghĩa với việc bạn phải kiêng khem một số đồ ăn và việc ăn uống cũng trở nên khó khăn hơn. Điều này có thể khiến cơ thể không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho em bé. Ngoài ra khi bắt đầu quá trình niềng răng, để xác định chi tiết, rõ ràng tình trạng răng, bác sĩ có thể chỉ định chụp X – quang panorama & cephalo.
Đối với những người đang mang thai, việc tái khám có thể bị gián đoạn trong vài tháng cuối thai kỳ. Đây là thời điểm bạn thường phải bận rộn với những kế hoạch sinh nở và việc hoạt động quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Ngoài ra, trong giai đoạn mang thai cơ thể người mẹ có sự thay đổi hormone nên việc đeo các khí cụ niềng chỉnh sẽ khiến răng miệng dễ gặp các bệnh như viêm nướu, viêm nha chu…
Tốt nhất, bạn nên trình bày rõ tình trạng sức khỏe của mình và hỏi ý kiến bác sĩ về việc có nên niềng răng khi mang thai hay không. Bác sĩ sẽ cho bạn những lời khuyên tốt nhất. Hoặc bạn có thể cân nhắc đợi khi sinh xong em bé rồi mới bắt đầu làm.
Nếu bạn vẫn quyết định niềng răng khi mang thai, bạn nên thực hiện những điều sau:
- Lập kế hoạch ăn uống hợp lý: Nên hạn chế tối đa các loại thực phẩm cứng, dai, giòn, dễ gây mắc răng. Với các món thịt dai nhưng chứa nhiều dưỡng chất tốt cho bà bầu như thịt bò, thịt gà,… bạn cần có cách chế biến phù hợp như hầm, băm nhỏ,…
- Vệ sinh răng miệng cẩn thận: Có thể nói trong thời gian mang thai, người phụ nữ thường sẽ bị nghiện các món ăn chua, ngọt và có tâm lý ăn cho hai người. Vì vậy nếu không vệ sinh răng miệng cẩn thận sẽ rất dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn sâu răng phát triển, gây các bệnh viêm lợi, viêm nha chu, chảy máu chân răng,… làm ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng và gián đoạn quá trình niềng răng.
- Lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín và gần với nơi mình sống nhất nếu có thể: Niềng răng là một kỹ thuật phức tạp, đòi hỏi có sự thăm khám kỹ lưỡng và được thực hiện bởi bác sĩ có tay nghề cao. Đặc biệt với thể trạng của phụ nữ đang mang thai. Do đó các bạn cần tìm hiểu thật kỹ lưỡng các địa chỉ nha khoa chất lượng và nên gần với nơi mình sinh sống nhất để tiện cho việc đi lại.
Khi đang niềng răng mang thai phải làm sao?
Nếu bạn đang niềng răng mà phát hiện mình có thai thì điều đầu tiên bạn cần làm là trao đổi với bác sĩ điều trị về tình trạng hiện tại để có phương pháp nắn chỉnh răng cho phù hợp nhất.
- Nếu tình trạng sức khỏe của bạn không ổn định có thể xem xét tạm dừng điều trị chỉnh nha, giảm lực siết răng hoặc tháo bớt mắc cài để bạn có thể thoải mái nhất, điều dưỡng sức khỏe mẹ và bé cho thật tốt.
- Nếu sức khỏe của bạn tốt, được bác sĩ cho phép thì có thể tiếp tục niềng răng. Tuy nhiên khi mang thai, khoảng thời gian 3 tháng đầu và 3 tháng cuối là nhạy cảm nhất, các bạn cần đặc biệt lưu ý để niềng răng an toàn. Bác sĩ cũng sẽ cân nhắc siết răng nhẹ nhàng hơn, nhắc nhở về chế độ dinh dưỡng và vệ sinh răng miệng cho bạn một cách tốt nhất.
- Để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho phụ nữ đang niềng răng mà phát hiện mang thai thì không nên chụp phim X – quang, lùi lại thời gian nhổ răng (nếu có chỉ định), tạo lực siết nhẹ nhàng trong 3 tháng đầu. Vì với phụ nữ mang thai giai đoạn này rất quan trọng, bất kỳ vấn đề phát sinh nào đều có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của thai nhi.
Khắc phục hạn chế của niềng răng khi mang thai nhờ công nghệ niềng răng Invisalign hiện đại
Với sự phát triển của công nghệ chỉnh nha, những vấn đề trong quá trình niềng răng dần được khắc phục. Trong đó, ứng dụng công nghệ niềng răng trong suốt Invisalign là giải pháp hoàn hảo giúp khắc phục những hạn chế của quá trình niềng răng khi mang thai. Đây là phương pháp niềng răng hiện đại nhất hiện nay, đã được hơn 10 triệu người tin dùng trên toàn thế giới.
Khay niềng răng trong suốt được làm từ chất liệu độc quyền SmartTrack có độ đàn hồi cao, mềm dẻo ôm khít chân răng, hoàn toàn không gây tổn thương mô nướu, giúp bạn cảm thấy thoải mái. Khay niềng này hoàn toàn không gây khó chịu cho các mẹ bầu.
- Khay niềng răng tháo lắp dễ dàng giúp việc vệ sinh răng miệng dễ dàng, hoàn toàn giống như trước kia, giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh lý về răng miệng như viêm nướu, sâu răng… Ưu điểm này còn khắc phục nỗi lo phải kiêng khem nhiều đồ ăn, đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ cho mẹ và bé.
- Giảm thiểu số lần tái khám với bác sĩ so với các loại niềng răng khác. Thời gian tái khám trung bình từ 6 – 8 tuần/lần lần nhờ khay niềng răng có đánh số để bạn có thể tự thay thế.
- Khay niềng ôm vừa khít, không tạo cảm giác đau nhức khó chịu
Trên đây là những thông tin chị em cần nắm rõ về vấn đề niềng răng khi mang thai hoặc đang niềng răng thì có thai. Hy vọng bài viết cung cấp những thông tin hữu ích về niềng răng để các bạn tham khảo.
Để đảm bảo quá trình niềng răng an toàn, bạn nên tìm đến các trung tâm nha khoa uy tín và chất lượng. Trong đó, Nha khoa Thúy Đức là địa chỉ niềng răng an toàn được nhiều người tin tưởng. Đội ngũ các bác sĩ chuyên khoa có tay nghề chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm tại nha khoa sẽ trực tiếp thăm khám, xác định tình hình sức khỏe của bạn rồi mới tiến hành niềng răng, nhằm đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi.
Bạn có muốn cùng Nha khoa Thúy Đức bắt đầu hành trình sở hữu nụ cười mới thật rạng rỡ?
Comment/inbox tình trạng răng của trẻ để các chuyên gia nha khoa Thuý Đức tư vấn cho bạn chi tiết nhất!
Hoặc đặt lịch khám ngay hôm nay để nhận ưu đãi siêu lớn NHẬN LỊCH HẸN